09777444334
Phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải trung chuyển qua các cảng ở khu vực khác do thiếu kết nối hạ tầng giao thông và logistics, gây tốn nhiều thời gian và chi phí. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa, khiến vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa xứng với tiềm năng vốn có.
Lãnh đạo TP. Cần Thơ trình báo cáo phê duyệt đề án khả thi về dự án Tuyến đường sắt nối Cần Thơ - TP. HCM. Trong phiên làm việc với Ban Quản lý (BQL) Dự án Ðường sắt (DAÐS), Bộ Giao thông vận tải (GTVT), lãnh đạo Thành phố Cần Thơ đề nghị sớm triển khai đầu tư dự án đường sắt trước năm 2030, thúc đẩy lưu thông hàng hoá mạnh mẽ đẩy mạnh giao thương kinh tế khu vực ĐBSCL xứng tầm cả nước.
Qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Nhà nước cân nhắc rà soát, cập nhật và bổ sung lại phương án tuyến đường sắt, đưa vào quy hoạch tích hợp của thành phố và cấp thiết triển khai trước năm 2030. Bên cạnh đó; quy hoạch và bố trí lại quỹ đất khu vực nhà ga sao cho phù hợp, các tuyến đường kết nối vào khu vực nhà ga cũng cần quy hoạch lại theo điểm. Nhằm khai thác hiệu quả tuyến đường sắt phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách cho vùng ÐBSCL.
Về tính khả thi của đề án: việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ là cấp thiết. Điều này giúp đẩy mạnh phát triển Giao thông vận tải nói chung và Giao thông vận tải đường sắt nói riêng. Giải quyết bài toán khó khăn về logistics, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá và đảm bảo rủi ro an toàn giao thông hơn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong toàn vùng ÐBSCL trong tương lai.
Theo Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề nghị "Ban quản lý dự án đường sắt và Liên danh tư vấn khi hoàn thiện báo cáo cần nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ".
Về kinh phí: Theo Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Cần Thơ cho rằng "dự án không chỉ Cần Thơ mà người dân ĐBSCL đều kỳ vọng. Nếu tranh thủ được nguồn vốn, có nhà đầu tư thì cần thực hiện dự án này sớm hơn, trong giai đoạn 2025 - 2030 thay vì sau năm 2030".
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tuyến hành lang liên tỉnh TP.HCM - ĐBSCL. Giảm tải cho quốc lộ 1, vốn là một tuyến đường bộ lưu thông duy nhất khi nhiều tuyến kết nối khác chưa hoàn thành hoặc mới triển khai chưa đi vào phục vụ. Trước mắt, trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực để đầu tư thông tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ để sớm đi vào hoạt động. Phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực và bộ mặt kinh tế nước nhà.
Có thể bạn quan tâm