09777444334
Từ cuối tháng 5 năm nay; chuẩn bị cả nước bước vào thời điểm nông sản của nhiều địa phương bắt đầu vào mùa chính vụ. Nhằm đảm bảo phương án tiêu thụ nông sản với sản lượng lớn, các tỉnh thành phố phía Nam đã nhanh chóng đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã thông qua các hoạt động kết nối cung cầu, xây dựng quảng bá thương hiệu nông sản, liên kết chương trình OCOP… và đặc biệt chú trọng mở rộng kênh phân phối trên các sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, mỗi ngày tổ công tác cũng kết nối tiêu thụ khoảng hơn 500 tấn nông sản. Những trường hợp và số liệu trên là minh chứng thiết thực và rõ nét nhất cho thấy, việc tham gia sàn TMĐT là hướng đi đúng đắn của nhiều địa phương và doanh nghiệp giải quyết bài toán đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Các mặt hàng như: bánh kẹo, mứt và các loại hạt sấy được chế biến từ nông sản trước giờ vốn đã bán chạy trên các kênh thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên trong thời điểm Covid 19 kéo dài 3 năm sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng này trên các sàn TMĐT càng được đẩy mạnh rõ rệt.
Cụ thể là; trong thời điểm dịch Covid gây ảnh hưởng nặng nề đến việc vận chuyển và buôn bán truyền thống tại các chợ, các nhà vườn và thương lái phải đau đầu trong vấn đề giải quyết bài toán "tồn kho nông sản". Do tình hình dịch khó khăn trong việc vận chuyển, dẫn đến tiêu thụ chậm và gây ra nhiều khó khăn, thiệc hại về nông sản lẫn nhà vườn. Nông sản không đẩy ra thị trường được với số lượng lớn, dẫn đến tồn kho và hư hỏng do bảo quản quá lâu và chín dồn dập.
Trước tình hình đó; các nhà kinh doanh nông sản đã nhanh chóng chế biến thành các thực phẩm đồ khô đóng gói để đẩy lên kênh TMĐT và thời điểm dịch Covid bấy giờ nhu cầu mua hàng online của người dân bắt đầu mạnh mẽ và thiết yếu hơn. Nên ngành nông sản Việt Nam tính đến ngày hôm nay đã lựa chọn được cho mình hướng đi đúng đắn và TMĐT cũng là kênh tiêu thụ nông sản lớn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm